{"autoplay":"true","autoplay_speed":"3000","speed":"300","arrows":"true","dots":"true","rtl":"false"}

CÁCH LẤP GIẾNG

Lướt qua nhiều diễn đàn thấy người ta thần bí, mê tín quá việc lấp giếng, nghĩ cũng buồn cười. Suy cho cùng thì do không hiểu bản chất nên mới sinh ra lắm sự nào là giết gà đen cúng Hà bá, cúng tạ Thủy thần này kia hoặc làm lễ này lễ nọ để hàn Long mạch rồi mới dám làm…mình thì đơn giản thôi cứ khoảng 10lit rượu đổ xuống giếng cho Hà bá uống say mèm rồi thích lấp sao thì lấp, đương nhiên phần tín ngưỡng cúng bái thì tùy quan niệm từng người, cúng cũng được không cũng chẳng sao.

Nếu đất nhà bạn khô, sát mà nước giếng trong mát thì không nên lấp vì cái giếng này có công dụng hóa bớt sát của cuộc đất, nếu giếng mà nước đục, bẩn hôi quanh năm, hoặc vì lý do gì đó bắt buộc thì cứ lấp thôi.

Giếng về bản chất là cái lỗ được đào sâu xuống đất trúng mạch nước để lấy nước đó dùng trong sinh hoạt. Âm thăng, dương giáng nên dương khí nó sẽ tụ từ mắt nước trở lên miệng giếng (khí gặp nước thì dừng) nên lâu ngày sẽ sinh bế khí, những giếng nào càng sâu càng lâu năm thì mức độ bế khí càng lớn. Giống như cái chum, cái bình để xó lâu năm nay ta mở nắp thì có luồng khí xộc thẳng ra ngoài gây cảm giác sốc huống gì cái giếng bự, nhất là những giếng đậy nắp quanh năm nữa.

Lấp, trước hết là phá bế đi bằng cách dùng những chất có tính dương mạnh như rượu, nước xông đổ xuống giếng để nó đẩy bớt khí bế đi, cẩn thận hơn thì dùng cái ống nhựa cắm xuống giếng rồi từ từ lấp. Lưu ý là nên dùng loại đất trong đất nhà mình hoặc loại đất tương tự để lấp chứ ko nên dùng gạch, đá, xà bần tiện tay lấp xuống cho nhanh đầy. Mục đích là để mạch khí nó nhanh liền, giống như cơ thể ta bị thủng một lỗ, nếu lấy thịt vá vào thì nó nhanh liền còn dùng bông, keo trám đầy lỗ lại thì đến mùa quýt nó mới lành. Bản chất là như vậy, chứ hoàn toàn không mê tín huyễn hoặc như nhiều người vẫn dệt thêu. Còn giếng mà nông, mới đào chưa lâu hay giếng khoan thì không cần làm như trên cũng được, cứ lấp tới thôi.

Chia sẻ cùng các bạn, mong rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp cho môn Phong thủy được sáng tỏ hơn chứ không còn mang màu sắc mê tín nữa.

Tiến Lưu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *