{"autoplay":"true","autoplay_speed":"3000","speed":"300","arrows":"true","dots":"true","rtl":"false"}

TÂM ĐỨC TỐT CÓ CẦN PHONG THỦY NỮA KHÔNG?

(Câu chuyện sưu tầm)

Anh Khôi làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự, bên trong có vườn, ao cá rất đẹp.

Sau nhà còn có một cây Vú Sữa cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vú sữa mà Khôi mới mua mảnh đất này vì vợ anh thích ăn vú sữa.

Khi sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Anh Khôi tự lái xe đến mời một đại sư Hoàng lão tà , đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.

Khôi lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.

Vị đại sư cười nói: “Ông chủ Khôi lái xe thật chậm rãi.”

Khôi đáp: “Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ”

Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.

Khôi vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua, anh vẫn chưa đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.

Đại Sư hỏi: “Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?”

Khôi : “Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được.”

Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: “Có tâm”.

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Khôi liền dừng xe trước cổng và nói với Đại Sư : “Phiền Đại Sư đợi ở đây một lát”

“Có chuyện gì vậy?” – Đại Sư lại một lần nữa ngạc nhiên.

“Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm Vú Sữa, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm”, Khôi cười đáp.

Đại Sư trầm ngâm giây lát, nói: “Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa.”

Lần này, đến lượt Khôi ngạc nhiên: “Đại sư, sao ông lại nói như vậy?”, “Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi” – đại sư đáp.

 

Rất dễ hiểu sai rằng: sống tốt thì ko cần phong thủy. Như câu chuyện phía dưới, ko phải ý ông Thầy phong thủy kia cho rằng: anh tâm đức tốt nên phong thủy nhà a có xấu cũng ko ảnh hưởng đến gia đình anh dc nên ko cần xem phong thủy nhà anh làm gì, mà là một ý khác. Trong câu chuyện thấy a kia mua biệt thự, có xe riêng chứng tỏ thuộc hàng giàu có, khá giả lại đang làm ăn phát đạt chứng tỏ là đang trong thời Vượng của cuộc đời. Trong khi đó anh ta lại nhân hậu phúc đức thì chứng tỏ khí chất Thanh thiện, vừa vượng vừa thanh thiện thì những căn nhà a ta mua cũng sẽ là những căn nhà có khí chất tương đồng như thế. Dù a ta có nhờ Thầy hướng dẫn mua hay không thì trong tiềm thức a ta vẫn sẽ mách bảo cho a ta mua dc căn nhà đó. Đó chính là nguyên lý “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Chứ không phải tâm đức tốt thì phong thủy xấu cũng ko ảnh hưởng đến được đâu, hiểu như vậy là tai hại lắm. Bởi vì phong thủy là quy luật khách quan của tự nhiên, đã là khách quan tự nhiên thì đâu phân biệt cá nhân nào đâu, “mưa xuống thì ai cũng ướt như nhau” cả thôi dù a có là Bá Kiến hay là Ông Giáo, dù a có theo đạo Phật hay đạo Chúa hay chả theo đạo gì đi nữa thì cũng ko có chuyện người ướt người không ướt, chỉ có anh xem dự báo thời tiết rồi thủ sẵn áo mưa hoặc cái dù thì đỡ ướt thôi. Cũng vậy, hiểu dc những quy luật tự nhiên vũ trụ (phong thủy) thì tìm được lành lánh được dữ thôi. Vậy nên mới nói, khôn cũng chết, dại cũng chết chỉ có biết là sống.

Còn có những trường hợp sống nhân hậu, phúc đức nhưng vẫn mãi nghèo túng thì phải xem lương thiện đã thật sự lương thiện chưa, trong tâm họ đã thực sự trung thực, ngay thẳng hay chưa, một bông hoa muốn nở thì phải đủ thời gian ươm mầm dưỡng nụ đến hạn kỳ thì mới khoe sắc được. Cũng vậy đời người việc muốn thành phải có thời gian tu dưỡng, lượng phải đủ thì chất mới đổi được, nếu đời họ chưa ra quả thì đời con cháu họ sẽ được hưởng thôi, nhân quả công bằng không có gì là bất công cả. Khi quả đức chín thì vận tốt sẽ khai.

Tiến Lưu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *