{"autoplay":"true","autoplay_speed":"3000","speed":"300","arrows":"true","dots":"true","rtl":"false"}

KIẾN TRÚC MÁI THÁI

Đây là loại kiến trúc du nhập từ Thái Lan khoảng từ năm 2005 với đặc điểm đặc trưng là mái có độ dốc lớn hình chữ A đã trở nên phổ biến cho đến ngày nay. Một loại hình kiến trúc từ bên ngoài du nhập được chấp nhận và trở nên phổ biến thì nó thứ nhất là tương đồng với khí chất bản địa thứ 2 là đúng thời điểm.
1. Tương đồng
Về mặt khí hậu: thì cũng như nhà cấp 4 truyền thống mái có độ dốc lớn sẽ giúp cho nước thoát nhanh nên hạn chế sự thấm dột. Chỉ khác nhau là cách bố trí mái, nhà cấp bốn truyền thống thì mái trải theo mặt ngang do đó mặt tiền lớn, nhà mái thái thì mái chạy suốt theo trục dọc từ trước ra sau nên mặt tiền nhà mái thái thường hẹp hơn.
Về mặt Phong thủy:
– Cấu trúc
Mái nhà trong Phong thủy là dương, về vật chất thì nó mang tính chất tinh thần, văn hóa, ý chí, nề nếp, về người thì tượng trưng cho người chồng trong gia đình. Ở nước ta kế tục hệ tư tưởng Phong Kiến nên gia phong, nề nếp trong gia đình luôn được coi trọng, vấn đề khoa bảng, công danh luôn được đề cao, hơn nữa xuất phát điểm dân tộc ta thấp, vị trí địa lý có phần khắc nghiệt về khí hậu nên trong ý thức hệ của chúng ta là khát khao vươn lên, ý chí mạnh mẽ để chiến thằng nghịch cảnh. Mái nhọn, có độ dốc càng lớn thì những ý nghĩa trên càng nổi trội, chính vì vậy loại hình kiến trúc mái thái phù hợp với khí chất con người Việt Nam. Việc chấp nhận và phổ biến loại hình kiến trúc này cho thấy trong hệ tư tưởng của người dân cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng sâu sắc hơn, chú trọng thực chất gia đình hơn, chú trọng tích lũy vật chất nhiều hơn, giảm bớt sự hà khắc, sỷ diện hơn trước đây, tất cả biểu hiện ở việc chiều rộng mặt tiền được thu hẹp, nhà có chiều sâu chứ không còn như nhà cấp 4 truyền thống nữa.
– Về mạch khí
Vạn vật trong tự nhiên đều là Khí nên nó luôn có sự “bác hoán” từ thô trọc sang thanh kỳ, địa hình cũng vậy thôi, việc Khí chất địa hình bác hoán thể hiện ở đặc điểm Kiến trúc nhà cửa. Từ ở hang ở lều sang ở nhà tranh vách đất, rồi nhà ngói truyền thống rồi nhà ống, nhà mái Thái và các hình thái Kiến trúc sau nữa.
2. Đúng thời điểm
Vì sao không sớm, không muộn mà loại hình Kiến trúc này được chấp nhận và phổ biến ở nước ta từ khoảng sau năm 2000? Thời gian này phản ánh kết quả của quá trình hội nhập của nước ta sau cải cách, đã thu được nhiều thành quả nên đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng lên, giai đoạn này đất nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh, ý chí, khát khao của người dân mạnh mẽ, nhu cầu tích lũy vật chất lớn, xu hướng giao lưu hợp tác làm ăn cao. Vì nền tảng đất nước thấp để không tự sản sinh ra được những hình thái Kiến trúc tương ứng nên với sự tương đồng đã nói ở trên, kiến trúc mái Thái đã được chấp nhận và phát triển phổ biến ở nước ta giai đoạn này nhằm đáp ứng với nhu cầu đời sống người dân, mức độ phát triển của đất nước. Đặc biệt ở nông thôn với chương trình nông thôn mới, phong trào xuất khẩu lao động, đi xa làm ăn thì sự phát triển càng nhanh, sự thay đổi càng lớn, những ngôi nhà mái Thái thi nhau mọc lên như những bông hoa nở rộ khi đến thì.
Nhưng cái gì cũng phải tuân theo quy luật đào thải, rồi sẽ có những loại hình Kiến trúc khác thay thế dần để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của đất nước và theo nhìn nhận của tôi thì nhà mái Thái đang ở giai đoạn thoái trào, bước sang lỗi thời, thay vào đó là kiến trúc nhà mái Nhật, kiến trúc hiện đại đang thay thế phát triển. Tuy nhiên do địa hình không đồng nhất, tính phân vùng cao nên sự thay đổi này cũng không đồng bộ, nên trong nhiều năm tới nữa kiến trúc mái Thái ở một số vùng vẫn là mẫu nhà hot. Sau đây chúng ta cùng điểm qua vài ưu nhược điểm về Phong thủy của loại hình kiến trúc này.
Ưu điểm:
* Dễ tích lũy tài sản do bếp được đẩy về cuối nhà.
* Sự bình đẳng trong vai trò vợ chồng lớn hơn do bếp được tích hợp trong cùng một không gian.
* Gia đình đoàn kết hơn, thân thiện hòa đồng hơn do độ kết nối giao thông trong nhà cao.
* Tư tưởng thăng hoa, táo bạo hơn, liều lĩnh hơn nên cũng nhanh giàu hơn.
Nhược điểm:
* Tiềm ẩn nhiều nguy cơ đổ vỡ kinh tế do liều lĩnh, táo bạo quá, đầu tư làm ăn dàn trải nhiều thứ nên dễ mất khả năng kiểm soát khi thời thế có biến động dẫn đến phá sản.
* Tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ gia đình cao hơn là nhà truyền thống vì rất nhiều nhà làm mái gãy, nhiều mái.
* Tiền ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe vì làm nhà theo phong trào, thước thợ nên không có quy hoạch cụ thể do đó không có sự đồng nhất trong kiến trúc, mái nhà dễ bị làm quá nhọn, quá dày, mái đâm cắt nhau thêm cấu trúc trong nhà không hợp lý, cos nền quá thấp dễ dẫn đến những bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tai nạn.
* Con cái dễ hư hỏng hơn do nhiều nhà làm mái quá nhọn, bếp không tụ khí nên tâm tính con trẻ dễ bốc đồng, cha mẹ khó kiểm soát, gia đạo suy vi nề nếp thêm xã hội bên ngoài phát triển nhanh nên con trẻ dễ bị cuốn theo tệ nạn, cám dỗ hư hỏng.

Tóm lại, kiến trúc mái Thái là một loại hình kiến trúc được ưa chuộng, phổ biến ở nước ta, nó phù hợp với 1 giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của đất nước. Cũng như các loại hình kiến trúc khác đều có ưu nhược điểm riêng, nếu chúng ta biết tận dụng thì sẽ tận dụng được lợi nhiều hơn hại, ưu lớn hơn nhược mà phục vụ cho cuộc sống chúng ta thêm thuận lợi.
Tiến Lưu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *