{"autoplay":"true","autoplay_speed":"3000","speed":"300","arrows":"true","dots":"true","rtl":"false"}

TƯỚNG XẤU, SỬA TƯỚNG CÓ THAY ĐỔI MỆNH ĐƯỢC KHÔNG?

Tướng xấu:

Tướng xấu không nhất thiết phải là hình dạng, bộ vị bị xấu xí mà nhiều khi ngoại hình trông rất đẹp nhưng về góc độ tướng pháp lại xấu cục bộ hoặc có bộ vị bị phá tướng ví dụ khuôn mặt cân đối nhưng có cái mũi quá to.

Tướng không nhất định là chỉ hình dạng, bộ vị cơ thể mà còn có tướng đi, tướng ngồi, tướng ăn uống, sắc tướng, thanh tướng, thần tướng. Tạm thời mình chia ra tướng bộ vị và tướng vận động. Khi những tướng này xấu (theo tướng pháp) thì có sửa tướng để thay đổi số phận được không?

– Sửa tướng bộ vị

Ngày nay nhiều người đi thẩm mỹ, họ đi vì nhiều lý do trong đó có lý do sửa tướng. Ví dụ khi họ thấy mũi mình xấu(nhỏ, gồ ghề, lệch) liền đi sửa để mong làm ăn thuận lợi, mong giàu sang vì mũi chủ về tài phú, ngoài ra mũi còn ảnh hưởng đến hôn nhân, thê thiếp, bệnh tật. Vậy mà tốt đâu chẳng thấy chỉ thấy sửa xong thì trục trặc hôn nhân tình cảm, chồng bỏ người yêu chia tay, làm ăn, tiền bạc thì xuống dốc. Vậy thì vì sao sửa thành cái mũi đẹp rồi mà vẫn không cải thiện được tình hình ngược lại tình hình lại càng tệ hơn như vậy?

Tạo hóa sinh ra vạn vật, trong đó có cơ thể chúng ta các bộ vị trên cơ thể vốn tự nó cân đối với nhau và chúng liên quan mật thiết với nhau. Do đó khi thay đổi một bộ vị nào đó một cách thái quá thì sẽ phá vỡ đi tính cân đối này, việc này sẽ làm cho Khí chất bị thiên lệch, mất đi tính hài hòa vốn có dẫn đến cơ thể không kiểm soát được dòng Khí. Từ đó khiến cho cuộc sống đương số cũng xáo trộn và xấu theo. Đó là chưa nói nếu bộ vị được sửa dễ thành nét phá tướng thì còn bị bất đắc kỳ tử nữa.

Ví dụ trên một khuôn mặt mà trán thấp, cằm bẹt, lưỡng quyền thấp đương số đi làm cái mũi cho to, cao, thẳng lên tận trán thì chính là tự mình đi phá tướng của mình, vì mũi cao to thì buộc phải có các bộ vị khác cũng cao chầu vào để hỗ trợ, như vua phải có quần thần thì mới làm mới tồn tại được. Nay sửa cái mũi như vậy thì cái mũi thành phá tướng, đương số sẽ bị bệnh đau đầu, công việc, cuộc sống hôn nhân bị xáo trộn và dẫn tới đổ vỡ vì không kiểm soát được chứ đừng có nghĩ cứ mũi to là giàu là phát như diều nhé.

– Sửa tướng vận động

Ví dụ như sửa tướng đi, tướng đứng, tướng ngồi, tướng ăn uống nói năng…có được không?

Trước hết chúng ta cần đặt câu hỏi vì sao mỗi người lại có những tướng đó khác nhau, có người tốt lại có người bị xấu?

Đơn giản là Khí nào thì hình nấy, Khí vận động ra sao thì hình vận động như vậy. Ví dụ khí chất một người thô trọc thì biểu hiện ra tướng đi thường rề rà, cập rập, nặng nề; nói năng thì giọng lè rè, lí nhí thái độ thì sỗ sàng, bất lịch sự…Khí chất vượng, thanh thì biểu hiện ra tướng đi nhẹ nhàng, thanh thoát, vững chãi; ăn uống nhã nhặn, nói năng từ tốn; giọng thanh, vang như chuông..Vậy thì chúng ta sửa tướng vận động thì có biến mình từ kẻ thô tục thành người quý phái được không?

Được thì có được nhưng cũng không thay đổi được tình hình là mấy, vì sao? Vì tướng vận động bên ngoài là sự biểu hiện của Khí chất bên trong, nên dù a sửa dc cái này thì nó lại lòi ra ở cái khác, ví như quả bóng a bịt lỗ này thì nó xì ra chỗ khác thôi. Dù anh có cố gắng sửa các tướng đó thì a cũng chỉ giải quyết phần ngọn mà căn nguyên chưa giải quyết được nên sửa dc tướng này thì quên mất tướng kia, hoặc sửa dc một thời gian rồi thì lại trở về như cũ. Do đó muốn sửa được tướng thì cần phải sửa ngay từ cái bên trong đó là sửa tính tình, tư tưởng, cách suy nghĩ…hay nói theo ngôn ngữ tướng pháp là sửa cái Tâm. Đó chính là lý do thực sự mà người ta nói “tướng tùy Tâm sinh”. Khi sửa được cái căn nguyên rồi thì không những tướng vận động thay đổi mà hình tướng anh cũng trở nên đẹp dần, thay đổi dần từ đó số phận cũng thay đổi tốt lên. Ví như tính tình a trở nên cao thượng, tốt bụng thì tự nhiên cách đi đứng, nói năng, ăn ngủ cũng sẽ thay đổi theo thôi, vì không có người thanh quý nào mà lại có dáng đi như rắn trườn của kẻ gian manh cả.

Vậy thì có một vấn đề đặt ra là: khi sinh ra các bộ vị ta đã hình thành cố định vậy rồi sao mà thay đổi được? Ví dụ cái trán lõm thì có đầy lên được không? Cái mũi tẹt thì nó có cao lên được không? Cái môi sứt thì nó có liền lại được không? Rõ ràng là không. Vì sao? Vì hình dạng khi sinh ra của mình là kết quả của vô vàn tương tác, nhân duyên nghiệp từ trong tiền kiếp rồi. Ví dụ tiền kiếp a gây nên nghiệp xấu ác, khi tích tụ đủ nhân duyên thì kiếp này a chịu hậu quả như nghèo hèn, thương tật..những kết quả này sẽ hiện trên tướng của đương số, ví dụ cái mũi tẹt, gãy khúc, tóc khô quăn, tai phản….và anh phải chịu trách nhiệm với số phận của mình thôi.

Nói như vậy không có nghĩa là ta không thể thay đổi được số phận kiếp này của mình mà hoàn toàn có thể thay đổi được. Dù các bộ vị khuyết, hãm, xấu không trở nên đầy đặn, cao ráo đẹp đẽ được nhưng Thần Khí thì có thể thay đổi được. Chính Thần Khí mới là yếu tố quyết định (Khí như dòng điện hình như bóng đèn). Khi lượng đổi thì chất sẽ đổi, do đó khi Tâm thay đổi đến mức độ nào đó thì Thần khí cũng thay đổi tốt lên và hiện lên trên khuôn mặt là màu sắc tươi nhuận, sáng suổ, thần khí sung mãn. Do đó dù bộ vị có xấu thì cái xấu đó cũng không còn mãnh mẽ nữa mà có khi còn tốt lên. Ví dụ tướng đương số đáng ra vào năm đó phải chết yểu nhưng vì thay tâm sửa tính,tạo nhiều phúc đức nên đến năm hạn đó thần khí thay vì ám hãm tối tăm,tử khí nhập mệnh thì lại trở nên sáng suổ, tươi nhuận nên vì thế có thể tránh dc hạn chết và thay vì chết thì có thể chỉ bị thương nhẹ.

Còn để thay đổi hình dáng của bộ vị thì không phải không có khả năng, nhưng phải cần thời gian rất lâu và cái Tâm thay đổi mãnh liệt lâu dài. Vì từ cái vô hình sinh ra cái hữu hình thì phải rất lâu đến khi lượng đổi thì chất mới đổi được. Đó là lý do khi nhìn vào hình ảnh của những vị chân tu trước đây và sau này đều thấy khác nhau, những bộ vị có sự thay đổi về hình dạng ví như trước đây thì tai chui,nhỏ,xấu thì sau này tai trở nên to đẹp, cân đối, đầy đặn…nhưng chỉ thay đổi ở mức độ nhất định chứ để thay đổi hoàn toàn các bộ vị xấu thì không thể, trừ khi anh biết phép biến hình như Tôn Ngộ Không. Vì anh ko sống đủ lâu để thay đổi Tâm đến lượng cần đủ để thay đổi hoàn toàn các bộ vị xấu đó được.

Với những người có tướng xấu thì vậy nhưng đối với những người có tướng tốt, tướng đẹp số dc giàu sang, phú quý, sống lâu nếu như hằng ngày tâm tính xấu xa, ác độc, tạo nhiều điều ác thì tướng tốt, đẹp đó sẽ dần mất đi, biến đổi xấu đi. Từ đó số phận về sau cũng từ đó mà xấu theo. Vì tướng tùy tâm sinh thì tướng cũng sẽ tùy tâm mà diệt.

Nói thì nói vậy nhưng sửa Tâm là điều không không hề dễ dàng chút nào, rất khó, khó lắm như câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”. Do đó muốn uốn nắn dc cái Tâm thì cần phải có “kỷ luật”, kỷ luật càng nghiêm minh thì mức độ thay đổi càng dễ càng lớn. Mà để bản thân giữ được kỷ luật thì môi trường mình đang sống lại ảnh hưởng rất lớn, cụ thể là phong thủy nhà, vùng đất mình đang sinh sống. Vì sao? Vì phong thủy là những tương tác vật chất có tinh quy luật của vũ trụ, nên theo quy luật mạnh chi phối yếu thì con người sẽ bị chi phối bởi môi trường sống. Ví như căn nhà a ở tọa lạc trong một khu mà xung quanh toàn người trộm cắp, chộp giật, mánh lới, buông thả, tệ nạn thì liệu rằng a có giữ được mình ko? Có giữ dc lề lối, kỷ luật sống của mình ko? Đó là những cái hữu hình dễ thấy, còn những tương tác vô hình thì càng phức tạp hơn, ví dụ căn nhà a bị bế khí, lệch lạc, cấu trúc lộn xộn thì khí chất căn nhà tạo ra sẽ tương tác định hình nên tính cách, suy nghĩ, hành động của anh. Do đó chúng ta thấy một khu ổ chuột ,một khu chung cư chật hẹp, cấu trúc lộn xộn, méo mó, lệch lạc chắc chắn những con người sống trong đó không thể văn minh, lịch sự, nề nếp, dân trí cao và có ý thức kỷ luật được.

KẾT LUẬN:

– Không nên tự ý sửa tướng khi chưa hiểu dc tướng mình xấu chỗ nào, phải sửa ra sao?

– Sửa tướng nên sửa từ Tâm- cách sống, cách suy nghĩ, tư tưởng sao cho lành mạnh, lương thiện, không quá ích kỷ, không gian manh…và nên đề ra kỷ luật cho bản thân nếu không theo tôn giáo nào (theo tốn giáo thì giữ giới luật, giáo điều-kỷ luật).

– Nên đảm bảo căn nhà đúng phong thủy nếu như mong muốn cuộc sống, tính cách, tư tưởng thay đổi tốt và nhanh hơn, bền vững hơn.

TƯỚNG TÙY TÂM SINH, TƯỚNG CŨNG TÙY TÂM DIỆT

Tiến Lưu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *